TÌM HIỂU CÁC BỆNH TRÊN CÂY MUỒNG ĐEN ĐỂ PHÒNG TRÁNH | CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

TÌM HIỂU CÁC BỆNH TRÊN CÂY MUỒNG ĐEN ĐỂ PHÒNG TRÁNH

Muồng Đen có lợi ích và giá trị kinh tế cao nhưng không phải người trồng cây nào cũng nắm được các kỹ thuật xử lý kịp thời khi cây bị sâu bệnh. Dưới đây Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ cung cấp và tư vấn cho Bà con biết một số loại bệnh mà Muồng Đen có thể gặp phải từ lúc được ươm đến trưởng thành, giúp Bà con phòng tránh bệnh cho cây hiệu quả.

Muồng Đen là không chỉ là loại Cây Lâm Nghiệp trồng thành rừng để lấy gỗ mà nó còn được trồng làm Cây Bóng Mát, Cây Cảnh Quan ven đường, trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển. Bà con ngày nay cũng trồng Muồng Đen làm cây che bóng cho Chè, Cà phê, làm trụ cho Hồ Tiêu.

Các loại bệnh thường gặp ở Cây Muồng Đen như Bệnh Vàng Lá (Bệnh Chết Chậm), Bệnh do nấm Phytophthora, Bệnh Rệp Sáp,…. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị những loại bệnh này nhé!

Bệnh Vàng Lá (bệnh chết chậm)

Ban đầu cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng (các lá già thường bị vàng trước) sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng. Những cây bị bệnh thường có bộ tán lá thưa thớt, cây sinh trưởng kém.

Vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ. Lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó lan rộng ra hoặc phát triển thành nhiều vùng. Triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, có khi vài ba năm sau khi xuất hiện triệu chứng cây mới chết.

Cách xử lý Bệnh Vàng Lá trên Cây Muồng Đen

Bà con cần chú trọng các biện pháp phòng trừ bằng canh tác và sinh học, hạn chế sử dụng biện pháp hóa học. Trước khi trồng mới, Bà con cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

Cây Muồng Đen, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn, Trồng Muồng Đen, Nấm bệnh, Vườn Muồng Đen
Cách xử lý Bệnh Vàng Lá trên Cây Muồng Đen

Đồng thời, các Bạn cần bón phân cân đối và thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho cây. Bởi vì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất, phân hữu cơ còn có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng có thể hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng. Ngoài ra, các bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.

Khi bệnh đã xuất hiện, đào bỏ các cây bệnh nặng. Đối với những cây bị bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc trừ nấm Viben C 50 BTN 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc) kết hợp với một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Nokaph 10 G (20 – 30 g/ gốc), Oncol 20 ND 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc), Marshal 200 SC 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc), Marshal 5 G (50 – 100 g/ gốc, với số lần xử lý 2 – 4 lần vào mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau 1 tháng để phòng trừ.

Các loại thuốc hạt và bột cần được rải ở độ sâu 10 – 20 cm, sau đó lấp đất lại. Việc xử lý thuốc nên được thực hiện trong điều kiện đất đủ ẩm.

Bệnh do nấm Phytophthora

Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của Cây Muồng Đen. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, chùm quả, thân, rễ, nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất nơi tiếp giáp với mặt đất. Bệnh thường gây hại ở bộ phận rễ, thân ngầm dưới mặt đất và gây hại bộ phận khí sinh.

Cách xử lý bệnh do nấm Phytophthora trên Cây Muồng Đen

Để phòng trừ bệnh cần phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, đặc biệt chú trọng biện pháp canh tác và sinh học. Chọn đất trồng Cây Muồng Đen có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp. Bà con không lấy giống ở những vườn ươm kém chất lượng. Bằng mọi phương pháp ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập vào Vườn Muồng Đen.

Cây Muồng Đen, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn, Trồng Muồng Đen, Nấm bệnh, Vườn Muồng Đen
Cách xử lý bệnh do nấm Phytophthora trên Cây Muồng Đen

Thường xuyên kiểm tra vườn cây trong mùa mưa, đặc biệt là những trận mưa sau một đợt hạn hán kéo dài, để có thể phát hiện được bệnh sớm. Khi đã phát hiện được cây bệnh phải kiên quyết đào bỏ, thu dọn tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi vườn và đốt để loại trừ nguồn bệnh. Trồng cây với mật độ thích hợp.

Trong mùa mưa tán của các loại cây  này phát triển và tạo một vùng tiểu khí hậu dưới tán cây với ẩm độ cao và nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện lý tưởng để cho nấm Phytophthora phát triển và lây nhiễm. Vì thế, Bà con cần chặt các cành nhánh của Cây Muồng Đen để hạn chế bệnh. 

 Bón phân vô cơ cho cây cân đối và hợp lý. Bà con nên thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng các loại phân hữu cơ hoặc sử dụng các vật liệu như: Cây Xoan, Cây Đậu Tương, Cây Lạc, Rơm Rạ, Ngô và các loại cây họ đậu để tủ gốc, làm tăng sự phát triển của các vi sinh vật đối kháng với nấm Phytophthora. Không trồng xen các loại cây là ký chủ của nấm Phytophthora trong vườn Tiêu như: Bầu Bí, Cây Họ Cà, Cao Su, Ca Cao, Sầu Riêng, Bơ

 Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Trichoderma để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP, Ridomil MZ 72 WP, Ridomil Gold 68 WP, Mexyl MZ 72 WP với nồng độ 0,3 %, liều lượng 2 – 4 lít dung dịch/ gốc. Xử lý vào đất đồng thời phun lên cây. Xử lý 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh Rệp Sáp

Cây Muồng Đen có thể bị Rệp Sáp trên Cây Tiêu phá hoại. Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, quả đến rễ. hiện nay chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá, chết cây

Cách xử lý bệnh Rệp Sáp trên Cây Muồng Đen

Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện và tiêu diệt Rệp Sáp, nhất là đối với các vườn đã bị Rệp Sáp gây hại nặng. Cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất, vệ sinh đồng ruộng để để phá nơi trú ngụ của Rệp Sáp, Kiến. Cắt bỏ các cành nhánh bị rệp sáp nặng, nhổ bỏ các cây đã bị Rệp Sáp gây hại tạo măng xông, đưa ra ngoài vườn và đốt.

Cây Muồng Đen, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn, Trồng Muồng Đen, Nấm bệnh, Vườn Muồng Đen
Cách xử lý Bệnh Rệp Sáp trên Cây Muồng Đen

 Đối với cây bị gây hại ở bộ phận khí sinh, chỉ phun thuốc cho cây có rệp khi cần thiết bằng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40 EC (0,3 %), Supracide 40 EC (0,3 %), Actara 25 WG (1g/ 8 lít nước), Subatox 75 EC (0,3 %), Pyrinex 20 EC (0,3 %).

Đối với cây bị gây hại ở rễ, việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, Rệp Sáp chưa tạo ra măng xông. Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các loại thuốc sau kết hợp với 0,5 % dầu lửa tưới vào gốc tiêu: Subatox 75 EC (0,3 %), Pyrinex 20 EC (0,3 %), Supracide 40 EC (0,3 %), Suprathion 40 EC (0,3 %)…, liều lượng 1 – 2 lít dung dịch/ gốc, tưới 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày. Trước khi xử lý cần đào đất ra để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rệp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đào đất đến đâu tưới thuốc đến đó, đợi thuốc ngấm rồi lấp đất lại.

Leave a Reply