- Tên phổ thông: Ươi, Đười Ươi, Lười Ươi, An Nam Tử, Thạch, Ươi Bay, Bàng Đại Hải
- Tên Khoa học: Scaphium Macropodum
- Họ thực vật: Cẩm Quỳ
- Nguồn gốc xuất xứ: Ở các nước Nhiệt Đới và Cận Nhiệt Đới
- Phân bố ở Việt Nam: Phân bố nhiều ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Lào, Campuchia và Thái Lan
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây gỗ lớn, có thể cao từ 20m – 30m và đường kính thân lên tới 1m, cành non của cây góc cạnh và có lông màu hung.
Lá cây to, dày, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu bạc, dài 15cm – 40cm, rộng 7cm – 22cm, đơn nguyên ở cây trưởng thành, xẻ thùy ở cây non và tập trung ở đỉnh. - Hoa, quả, hạt: Hoa nhỏ, mọc thành chùy ở đầu cành trước khi cây ra lá, Quả mỏng vỏ, khi chín màu đỏ, mọc cánh giúp phát tán hạt đi xa. Hạt hình bầu dục hoặc thuôn dài, màu nâu đỏ và nhăn nheo, được đính ở gốc của quả.
B. Đặc điểm sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
- Phù hợp với: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở độ cao không quá 1000m, nơi đất màu mỡ, tơi xốp.
- Hạt Ươi là một vị thuốc quý và rất hiệu quả trong đông y nên được nhiều người ưa chuộng. Giá hạt Ươi trên thị trường hiện nay khá cao nên trồng Ươi lấy hạt đã trở thành xu hướng được nhiều Bà con nông dân thực hiện để phát triển kinh tế.