- Tên phổ thông : Hồ Tiêu, Tiêu, Cổ Nguyệt, Hắc Cổ Nguyệt, Bạch Cổ Nguyệt
- Tên khoa học : Piper Nigrum
- Họ thực vật : Hồ tiêu (Piperaceae)
- Nguồn gốc xuất xứ : Ấn Độ
- Phân bổ ở Việt Nam : Rộng khắp. Đặc biệt ở miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Hồ Tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn.
- Hoa, quả, hạt: Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Hạt nhỏ, khi nhỏ có màu xanh; chín có màu đen.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với: Nhiệt độ thích hợp 22 – 28 0C, sinh trưởng bình thường từ 18 – 350C. Cây ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận.
- Hồ Tiêu được xem là “vua của các loại gia vị” và trở thành sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam. Giá trị kinh tế của cây Hồ Tiêu là rất cao. Ngày nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu Hồ Tiêu đứng hàng đầu trên thế giới.