- Tên phổ thông : Mắc Ca, Mac Ca
- Tên khoa học : Macadamia
- Họ thực vật : Proteaceae
- Nguồn gốc xuất xứ : châu Đại Dương (Úc)
- Phân bổ ở Việt Nam : ở nhiều tỉnh thành khác nhau, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Cây gỗ lớn thường xanh có thể cao tới 18m, tán rộng tới 15m. Lá có mép có răng cưa
- Hoa, quả, hạt: Hoa nở rộ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (có khi kéo dài đến tháng 4), hoa tự bông dài từ 15-25cm, mỗi chùm hoa chỉ đậu từ 5-14 quả. Hoa màu trắng hay hồng. Hoa Mắc Ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non. Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt. Vỏ hạt màu nâu rất cứng, nhân hạt màu trắng sữa
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: trung bình
- Cây Mắc Ca phù hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ, độ pH đạt từ 4-6,5, cây chịu lạnh tương đối tốt, nhiệt độ trung bình từ 15 – 30 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây là 20-25 độ C.
- Hạt Mắc Ca có giá trị sử dụng cao, 90% được dùng làm thực phẩm, còn phần vỏ quả được dùng làm chất độn, phân bón và nhiên liệu. Hạt Mắc Ca được coi là “Vị thuốc quý” được sử dụng làm thực phẩm, như Bơ Mắc-Ca, Sôcôla, kem, Bánh, Snacks…. và làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm.