Năm nay, các đối tác cũ không mua mủ cao su, khiến thị trường mủ cao su Việt Nam điêu đứng. Mủ cao su rớt giá nhiều, người nông dân gặp nhiều khó khăn. Trước những thách thức của kinh tế thị trường, nhiều nông trường cao su thu hẹp hoạt động, người dân thì tìm hướng thích nghi mới.
Nỗi khó của việc chuyển đôi cây trồng
Điều là cây công nghiệp được chọn để thay thế cho cây cao su. Người dân thấy cây điều cho giá trị tương đối cao, nên đang đổ xô phá cao su đi trồng cây điều.
Việc chuyển đổi cây trồng, cây công nghiệp này diễn ra khá nhanh, chỉ dựa vào nhu cầu thị trường hiện tại mà chưa tính đến vấn đề kinh tế lâu dài. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Việc chuyển đổi không theo chiến lược sẽ ảnh hưởng đến độ cân bằng của cây trồng. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây công nghiệp lâu năm như điều, cao su không phải là ngắn, để thu hoạch được ít nhất cũng phải gần đến 5 năm. Đến lúc đó những biến đổi về nhu cầu thị trường là không lường trước được, giá cả thay đổi.
Việc chuyển đổi nhanh và chưa nghiên cứu kỹ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cao su sẽ thiếu, điều sẽ dư. Sau 2 – 3 năm tới, người dân lại tiếp tục rơi vào cảnh điêu đứng vì điều rớt giá, nhu cầu mủ cao su lại tăng, và người dân luôn chịu thiệt.
Những lưu ý khi trồng cây điều
Để tránh hiện tượng đó, người dân cần lưu ý những điều sau:
Chuyển đổi cây trồng một cách hợp lý, có sự tính toán kỹ lưỡng và mục tiêu lâu dài. Không nên chuyển đổi theo phong trào mà chỉ phá bỏ những khu cao su già, bệnh, cho năng suất kém mà thôi.
Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ việc chuyển đổi cây. Nghiên cứu, định hướng về nhu cầu thị trường cho những năm tới để tư vấn, giúp người dân có hướng đi rõ ràng.
Nhà nước, chính quyền cần giữ nhịp giá cả để giảm thiệt hại. Hỗ trợ giá mủ cao su cho người dân để giúp họ ổn định cuộc sống, có động lực để tiếp tục chăm sóc, phát triển cây cao su ở những rừng còn giá trị khai thác lâu dài.