CÁCH KHẮC PHỤC VÀ BẢO DƯỠNG CÂY CAO SU BỊ NGÃ ĐỔ – CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

CÁCH KHẮC PHỤC VÀ BẢO DƯỠNG CÂY CAO SU BỊ NGÃ ĐỔ

Sau khi cơn bão số 10 đi qua đã để lại rất nhiều những thiệt hại về người và tài sản cho bà con nông dân ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, đặc biệt là 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với diện tích hơn 10.000ha cây cao su bị ngã đổ.

Những phương án khắc phục những thiệt hại do gió bão gây ra

Trồng cây Cao su mang lại những lợi ích về kinh tế rất cao. Nhưng với những ảnh hưởng của gió bão  thì một loại cây thân giòn, có sức chịu lực không thật tốt như cây cao su nên dễ bị gãy đổ.  Cần có những phương án để khắc phục nhược điểm này của cây. Và chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những phương án tham khảo như sau:

Trồng cây Cao su, lợi ích về kinh tế, khắc phục và bảo dưỡng, phương án lâu dài, ngã đổ
Các nông dân cứu lại cây cao su sau bão

Với vườn  cây bị đỗ ngã cơ bản:

Tỉa bớt cành, dùng cọc cố định lại cây cao su, tủ chặt gốc.  Dọn sạch thân, cành, lá trong vườn cây để tránh các loại bệnh lây lan.

Với những vườn đang thu hoạch mủ:

Khoảng tuổi thứ 6 đến năm thứ 10 thì cây cao su có thể cho thu hoạch mũ.  Nếu cây bị gãy  ít thì tiến hành cắt cành bị gãy, bôi thuốc sát trùng ở các vết cắt để tránh nấm bệnh xâm nhập làm thối thân, cành. Bôi thuốc sát trùng vào vết cạo chống lỡ loét, nhiễm nấm hồng và nhiều loại bệnh khác trên cây cao su. Dùng dây kéo và cọc cố định lại thân cây. Dọn sạch thân, cành trong vườn cây. Tăng cường chăm sóc, tăng lượng phân bón để cây phục hồi nhanh.

Cây bị đỗ ngã hoàn toàn, bị trốc gốc, rễ:

Nếu không thể phục hồi nên phải thanh lý, bán gỗ. Vì thà trồng lại lứa cây mới còn hơn là để các cây sống lay lắt.

Tuy nhiên, các chủ vườn có thể kết hợp biện pháp vừa chăm sóc phục hòi vừa đốn bỏ. Vị trí gốc cây nào gãy đổ lốc gốc, gãy ngan thân nặng thì thay, vị trí đó bằng những cây giống mới. Còn những cây chỉ gãy cành phụ, hay có thể phục hồi được, thì chăm lại cho cây lên tiếp. Vì phải trồng 6 – 7 năm thì cây mới được thu hoạch.

Với những biện pháp trên có thể giúp bà con tái sinh mủ cho cây, phòng chống nhiều bệnh phát sinh sau mưa bão. Bên cạnh đó còn có những phương án lâu dài cho cây cao su vùng gió bão:

Những phương án lâu dài cho cây cao su vùng gió bão

Trồng rừng vành đai cây xanh để chắn gió:

Nên có những hội thảo khoa học để đánh giá, tìm hướng đi bền vững giúp người trồng cây cao su ở vùng miền Trung nơi đây. Chọn lọc và lai giống cây cao su có thân cây chắc khỏe, có thể chống chịu được trong điều kiện gió bão. Cây có bộ rễ vững chắc để làm gốc ghép, không bị bật gốc khi có gió lốc mạnh.

Tạo tán lá cho cây cao su:

Tán cân đối gồm nhiều tầng cành, tầng dưới tán rộng, càng lên cao tán nhỏ dần. Cây ít tán phải tạo tán cho cây, bằng cách bấm ngọn, cắt vòng vỏ thân cây quanh gần ngọn. Như vậy sẽ giúp cây cao su phát triển can đối, không cao võng lên trời và dễ bị gãy ngang thân.

Trồng cây Cao su, lợi ích về kinh tế, khắc phục và bảo dưỡng, phương án lâu dài, ngã đổ
Chuẩn bị chống gió từ khi còn là cây cao su giống

Tạo điều kiện rễ cọc phát triển:

Khi đào hố để trồng cao su, thay vì đào hố có độ  sâu 60 cm. Ở những vùng thường xuyên bão nên đào sâu hơn nhằm tạo điều kiện cho rễ cọc phát triển để cây cao su ít bị bật gốc khi có gió mạnh.

Cung cấp dinh dưỡng hợp lý:

Nên giảm lượng phân đạm so với vùng truyền thống, tăng lượng lân và kali. Việc tăng lượng kali không chỉ giúp cây chắc khỏe mà còn tăng sức đề kháng trước các loại bệnh.

 Tích cực phòng trị bệnh:

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm, nhất là mối phá hoại thân và rễ. Như vạy mới tạo được thân cây và bộ rễ cao su chắc khỏe cho việc chống chọi với gió bão.

 

Leave a Reply