CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU MÀ NHÀ VƯỜN CẦN TRÁNH | CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU MÀ NHÀ VƯỜN CẦN TRÁNH

Cây Hồ Tiêu cho hiệu quả kinh tế rất cao. Thế nhưng, nó là Cây Lâm Nghiệp thường hay mắc các loại bệnh nhất. Biết được triệu chứng gây bệnh sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý, phòng trừ để cây phát triển tốt.

Cây hồ tiêu được xem là cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao ở nước ta. Với điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, mang lại thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trên cây tiêu thường có nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm gây chết cây hàng loạt.

Dưới đây là một vài loại bệnh thường xuất hiện ở cây hồ tiêu, bạn cần phân biệt được các loại bệnh để có phương pháp phòng trừ hiệu quả nhất.

1. Bệnh tiêu chết nhanh

Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do nấm Phytophthora gây ra làm cây tiêu chết rất nhanh.

Triệu chứng: Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì xuất hiện một ít lá bị vàng úa. Sau đó, các lá tiếp tục bị vàng. Cây tiêu héo rũ rất nhanh, có khi lá héo rũ trên cây đến sáng sớm có thể thấy cây tiêu tươi trở lại do ướt sương vào ban đêm. Sau đó, các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng. Đây là bệnh rất nguy hiểm làm cây tiêu chết cây hàng loạt, gây mất trắng hoặc giảm năng suất trầm trọng.

benh-chet-nhanh-o-cay-ho-tieu
Cây Tiêu bị bệnh chết nhanh

2. Bệnh chết chậm:

Tác nhân và điều kiện gây hại: Do rệp sáp, tuyến trùng Meloidogyne incognita tấn công vào bộ rễ cây tiêu trong thời gian dài. Nó làm bộ rễ bị tổn thương và khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia sp. Fusarium sp. Pythium sp…. sẽ xâm nhập qua vết thương, gây hại bộ rễ của cây tiêu.

Triệu chứng: Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.

3. Bệnh thán thư:

Tác nhân và điều kiện gây hại: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiên nóng ẩm, chăm sóc vườn kém, bón phân không đầy đủ và không cân đối, lượng nước tưới không đảm bảo trong mùa khô.

Triệu chứng: Bệnh gây hại đọt non, lá, hoa, quả, thân, cành. Vết bệnh đốm vàng nhạt trên lá, đọt, hoa, quả, sau đó vết bệnh hóa nâu đen. Đốm bệnh tròn hay không đều, kích thước 4-6 cm. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen bao quanh, phân rõ mô bệnh và mô khỏe. Bệnh làm bông hạt khô đen lan sang dây nhánh dẩn đến khô cành rụng đốt.

Leave a Reply