Khi nhắc đến Cây Dái Ngựa hay còn gọi là Xà Cừ Tây Ấn, hẳn các nhà vườn đều đã từng nghe đến giống cây này. Loại cây đa tác dụng vừa làm Cây Công Trình che bóng mát, vừa trồng làm rừng phòng hộ và Gỗ Dái Ngựa được xếp vào loại gỗ cần được bảo vệ và có giá trị kinh tế cao.
Chính những ưu điểm của Cây Dái Ngựa nhanh chóng lấy được niềm tin của nhiều bà con nông dân.
Dái Ngựa dễ trồng và dễ chăm sóc
Không kén đất, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, tốc độ sinh trưởng nhanh, lúc nhỏ ưa bóng râm vì thế chỉ cần được che chắn hợp lý là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt mà không mất quá nhiều công chăm sóc hay tiền đầu tư mua phân bón.
Song để đảm bảo cho chất lượng của Cây Dái Ngựa trưởng thành thì việc lựa chọn cây giống và chú ý trồng đúng kỹ thuật là điều rất quan trọng. Bà con nhà vườn không nên tham rẻ mà mua cây giống ở những nơi thiếu uy tín, kiểm tra kỹ tình trạng cây trước khi trồng.
Trong khi trồng nên tuân thủ theo yêu cầu của loài cây này, tránh trồng quá gần mà giảm năng suất của cây, tránh trồng quá xa mà tốn diện tích. Giai đoạn đầu khi trồng cây bà con nên thường xuyên đi thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh, tránh để cây bị ngập úng gây thối rễ.
Dái Ngựa đa tác dụng
Dái Ngựa với đặc tính của mình lúc trưởng thành là dạng cây gỗ cao, tán rộng, xanh quanh năm vì thế cây được ưa dùng làm cây che bóng mát, cây cảnh quan trên các tuyến phố, trường học, bệnh viện, công viên…
Bên cạnh đó Gỗ Dái Ngựa thường được sử dụng nhiều vào việc chế tác đồ gỗ nội thất và được người dân ưa chuộng bởi có hoa văn tương đối đẹp, giá thành vừa phải. Vì vậy, người dân trồng rừng cũng phát triển thành những vùng chuyên canh, xen canh Gỗ Dái Ngựa để nhằm mục đích khai thác gỗ bán cho các thương lái.
Dái Ngựa có bộ rễ ăn sâu và có khả năng chống chịu khô hạn nên cũng được lựa chọn là loại cây trồng làm rừng phòng hộ, che chắn bão cho người dân. Vì thế, nhiều chương trình trồng rừng của nhà nước thường cần một lượng lớn giống Dái Ngựa để phục vụ cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc.