Keo Lai là kết quả lai giống tự nhiên của Keo Tai Tượng và Keo Tràm. Keo Lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên khắp cả nước.
Cây Keo Lai có nguồn gốc ở Australia, được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mãi đến những năm gần đây, loại cây này mới được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết Cây Keo Lai là gì chưa? Bạn hiểu về giống cây này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó.
Keo Lai là tên goi của giống lai tự nhiên giữa Keo Lá Tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo Tai Tượng (Acacia Mangium). Các mẫu giống lai tạo đều được tuyển chọn từ những cây khỏe có khả năng cho năng suất cao. Giống Keo Lai này đã được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ, ở Ba Vì (Hà Nội) và một số tỉnh khác . Đồng thời, giống Keo này được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm thành công.
Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, Keo Lai ở Việt Nam đã chứng minh được khả năng chịu được khô hạn, tăng trưởng nhanh hơn và ưu việt hơn các loại Keo khác. Keo Lai là giống cây phát triền nhanh nhất trong hệ thống các loài cây gỗ được dùng để trồng rừng ở Việt Nam hiện nay. Ngay cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng, Keo Lai cũng phát triển. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được.
Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Keo Lai chủ yếu trồng trên các loại đất feralit, tầng đất dầy. Mật độ trồng cũng không nên quá dầy vì Keo Lai ưa sáng, mọc nhanh hơn khi tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời. Chiều cao của cây có thể đạt 25 – 30 m, đường kính lên đến 60 – 80 cm. Hoa Keo Lai Giống hình bông, quả đậu xoắn, hạt hình trái xoan hơi dẹt.
Có hai thời điểm trồng Keo Lai tốt nhất đó là vụ xuân và vụ thu. Thông thường, vụ xuân trồng xong trước tháng 4 và vụ thu trồng xong trước 15/11. Chúng ta có thể thu hoạch Keo Lai sau 6 đến7 năm trồng hoặc lâu hơn tùy thuộc mục đích sử dụng. Nếu muốn rút ngắn thừi gian thu hoạch và tăng năng suất, chất lượng Keo Lai, người trồng phải thật kĩ lưỡng từ những khâu chăm sóc đầu tiên. Thêm vào đó, Bà con nên phòng tránh cho Keo Lai một số bệnh thường gặp như : sâu kèn nhỏ, mối, sâu nâu vạch, bệnh phấn trắng lá keo, bệnh thán thư (đốm than) lá, bệnh đen thân, bệnh nấm hồng…
Keo Lai cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng… Ngoài mang lại kinh tế cao, Cây Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái. Do vậy, Keo Lai đang dần thay thế nhiều loại keo khác.
Đây mới chỉ là một vài nét cơ bản nhất về Cây Keo Lai. Nhưng điều đó cũng đủ cho thấy những đặc tính nổi bật giúp cho các sản phẩm được làm từ Gỗ Keo Lai trở nên phổ biến và được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.