Cũng có những ông chủ đầu tư, nhà vườn vạch xuất phát của họ trước đây cũng chỉ là những người công nhân nghèo. Nhưng nhờ chính sách ưu đãi của nhà nước cấp đất rừng cho dân tự quản, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, đầu tư cải tạo giống, phân bón, thuốc trừ sâu… khuyến khích họ làm việc, an tâm làm giàu.
Nhà nước tạo điều kiện ổn định cuộc sống của người lao động. Họ được giao quản lý những khu công nghiệp, đồn điền cao su… Nhiều nơi còn có trường học, trạm xá nhà ở cho công nhân trong các đồn điền. Hiện nay, là điều kiện về phương tiện giao thông rất thông thoáng, đường trãi nhựa chạy quanh khắp và nối liền với quốc lộ lớn rất tiện lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển.
Một điểm thuận lợi nữa là việc những khu công nghiệp, những đồn điền cao su mọc lên ở khắp nơi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hình thành nên những khu dân cư tại nơi đó. Và dân càng đông thì luôn kéo theo rất nhiều ngành nghề phát triển, chợ búa mọc lên, buôn bán phát triển nhanh. Các hoạt động dịch vụ cũng được kéo theo… giá đất cũng tăng theo, tự nhiên một khu miền núi nghèo xuất hiện những ông bà chủ giàu có. Kinh tế được thúc đẩy, cuộc sống ấm no, công việc ổn định, người dân càng có động lực để làm việc và tiếp tục phát triển.
Chính vì vậy, ngày nay có sự chuyển dịch dòng dân cư khá rõ. Nhiều người vùng núi không biết làm ăn thì gắng chuyển xuống thành phố để buôn bán nhỏ. Còn nhiều người có đầu óc kinh doanh thực sự thì rời thành phố lên Bình Phước, Tây Nguyên làm chủ nhà vườn kinh doanh cây lâm nghiệp, công nghiệp. Có những người làm kinh doanh dưới thành phố, vừa gom tiền mua từng ha cao su, café, điều ở Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên. Vì họ thấy được nguồn lợi lớn từ các thứ “vàng trắng – mủ cao su” hay các nông sản có giá trị hay cơ hội đất đai từ núi rừng.