Ngày nay, Cây Đinh Lăng không chỉ là loại Cây Cảnh, Cây Bonsai nữa mà nó còn được trồng thành các vùng chuyên canh với năng suất cao nhằm làm nguyên liệu cho ngành chế biến dược liệu. Đã có nhiều nhà vườn thành công và làm giàu nhờ Cây Đinh Lăng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu mô hình trồng Đinh Lăng làm giàu.
Chọn Giống Đinh Lăng
Đinh Lăng có nhiều giống khác nhau như Đinh Lăng Tẻ, Đinh Lăng Nếp, Đinh Lăng Đĩa, Đinh Lăng Lá To… nhưng trong đó chỉ có Giống Đinh Lăng Nếp là có giá trị cao.
Đinh Lăng Nếp hay còn gọi là đinh lăng lá nhỏ, giống này có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh nên cho chất lượng và năng suất cao.
Lưu ý, khi chọn cây giống gieo trồng không nên chọn cây quá già hoặc quá non. Để có được nhiều giống và dễ chăm sóc sau này, Bà con nên chặt cành ra thành nhiều đoạn, có độ dài khoảng 25-30cm, tránh làm dập 2 đầu của các đoạn.
Chọn đất trồng Đinh Lăng
Đinh Lăng là loài cây ưa ẩm không chịu được khô hạn nên chọn đất trồng phải tơi xốp, thoáng và giữ ẩm tốt. Vì vậy, phải đảm bảo được yếu tố này cây mới thực sự phát triển nhanh.
Bạn tiến hành cày cho đất tơi xốp, lên luống cao 20-50 cm và rạch sâu 15 cm, khoảng cách giữa các hố trồng là 50 cm. Bạn nên bón lót bằng phân chuồng (4kg/sào), phân NPK (20kg).
Kỹ thuật trồng Đinh Lăng cho năng suất cao
Để giúp mô hình trồng Đinh Lăng đạt hiệu quả kinh tế cao thì kỹ thuật trồng đóng vai trò cần thiết. Bởi nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển đồng đều.
Kỹ thuật trồng Đinh Lăng còn cho phép nhà vườn trồng cây và quản lý cây với số lượng lớn. Nhà vườn có thể trồng bằng cách giâm trực tiếp vào các bầu đất nilong hoặc cấy trên đất cát vàng đều có thể sinh trưởng được.
Với việc ứng dụng 3 yếu tố này thì nhiều nhà vườn đã có được Vườn Đinh Lăng cho năng suất cao sau khoảng 2-3 năm trồng. Thu hoạch các sản phẩm từ Cây Đinh Lăng bán giá tiền tỉ. Mô hình làm giàu với Cây Đinh Lăng lại đơn giản và tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu tư hơn so với những cây khác.