Cây Thông Ba Lá là một trong những Giống Thông được trồng phổ biến ở Bắc Bộ và khu vực Tây Nguyên của nước ta. Diện tích trồng Thông Ba Lá lớn nhất so với các Giống Thông còn lại. Thông Ba Lá là loại cây đa tác dụng được Bà con ưa chuộng trồng nhiều.
Công dụng Cây Gỗ Thông Ba Lá
Thông Ba Lá là nguyên liệu quan trọng với rất nhiều ngành công nghiệp như: Sơn, chế biến cao su, vật liệu cách điện, sản xuất giấy, keo dán, nhựa hành, công nghiệp in, chất tạo bọt xà phòng, làm xi, làm chất bôi trơn các loại nhạc cụ cũng như chế biến cao dán để trị mụn nhọt.
Gỗ của Thông Ba Lá tuy không bền nhưng được sử dụng làm đồ gỗ thông thường, cột điện, thùng đựng hàng,…đặc biệt là dùng trong công nghệ chế biến bột giấy, gỗ dán và sợi tổng hợp.
Cây Thông Ba Lá còn được trồng làm cảnh, làm Cây Bonsai, Cây Thông Trang Trí dịp lễ Giáng sinh.
Cây Gỗ Thông chữa bệnh
Tinh dầu (turpentine oil) trong Thông Ba Lá chứa 95,7% a- và b-pinene, dùng làm thuốc bôi, giúp kích thích tại chỗ, lưu thông máu với người bị viêm khớp, cảm lạnh. Dầu Thông Ba Lá có tính sát trùng rất mạnh nên được dùng làm thuốc diệt khuẩn cho đường hô hấp (thuốc xông họng, thuốc ho). Chúng ta có thể xử lý Gốc Thông già để chưng cất lấy tinh dầu, hắc ín thảo mộc.
Các bộ phận khác nhau của Thông Ba Lá được sử dụng: Chồi Thông dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Lá Thông dùng trị viêm thận, viêm các khớp xương và đề phòng cảm cúm. Mắt Thông trị đau phong thấp, bạch đới. Vỏ Thông trị thấp nhiệt bụng đau ỉa chảy, sởi. Nhựa Thông trị thấp nhiệt trong dạ dày và phong hồng, bạch điến. Quả Thông non dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương. Phấn Thông trị viêm tai giữa, viêm mũi, ngoại thương xuất huyết, mẩn ngứa, lở loét ngoài da.