Vài năm trở lại đây, đã có nhiều vùng trồng chuyên Cây Đinh Lăng làm cây dược liệu. Cây Đinh Lăng đã thực sự phát huy được lợi thế và mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những vùng trồng nhưng cây chậm phát triển mặc dù quy trình trồng được đảm bảo đúng kỹ thuật. Vậy thực sự Cây Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng nào?
Đinh Lăng thích hợp trồng ở vùng miền núi phía Bắc
Trước kia, Đinh Lăng chỉ biết đến như loại Cây Cảnh trong nhà, vì thế hầu hết mỗi gia đình đặc biệt ở vùng nông thôn đều trồng trong nhà Cây Đinh Lăng vừa lấy lá ăn sống vừa làm cảnh.
Vài năm trở lại đây, các địa phương có chính sách phát triển các vùng chuyên canh trồng Cây Đinh Lăng làm dược liệu và thực sự đạt được những thành quả đáng kể. Qua quá trình trồng cây các nhà trồng cây đúc kết được rằng Đinh Lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt, ưa sáng, ưa ẩm và thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tỉnh miền núi phía Bắc có nền nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của Cây Đinh Lăng. Khu vực này cũng có nhiều loại đất khác nhau rất phù hợp để trồng Đinh Lăng. Đặc biệt, những vùng đất có nhiều mùn, tơi xốp chẳng hạn như các loại đất feralit đỏ hoặc đất feralit giàu mùn trên đồi núi.
Đinh Lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Ngoài khu vực miền núi phía bắc thì căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa Cây Đinh Lăng cũng có thể thích hợp ở các tỉnh Miền Nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk đều có thể thích hợp để trồng Cây Đinh Lăng.
Những vùng đất này có nền nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, chất dinh dưỡng… khá phù hợp để Cây Đinh Lăng sinh tồn và phát huy lợi thế.