Cây Hoàng Nam là một loại cây phổ biến mặc dù mới được thu nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay. Cây Hoàng Nam còn được người dân gọi bằng một số tên gọi khác là Hoàng Nam, Huyền Điệp, Hoàng Lan hay Liễu Ấn Độ,… Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc Cây Hoàng Nam nhé!
Đặc điểm chung của Cây Hoàng Nam
Cây Hoàng Nam có tên khoa học là Polyathia Longifolia, thuộc loại họ thực vật Annoaceae. Cây Hoàng Nam có xuất xứ ở Nam Mỹ nhưng được trồng phổ biến và rộng rãi tại Sri Lanka và Bắc Ấn Độ.
Cây Hoàng Nam cũng được gọi là Cây Công Trình, Cây Đô Thị. Đây là một loại cây thân gỗ, thẳng và cao. Ngoài ra gỗ của Cây Hoàng Nam là một loại gỗ. Đặc biệt gỗ của Hoàng Nam khác với tất cả các loại gỗ khác ở chỗ nó có màu trắng thay vì màu vàng ngà nâu như gỗ của cây Nhãn, Cam, … Thân cây của nó bị bao phủ bởi lớp lá cây rậm rạp nhưng vỏ cây của nó lại có màu đen trơn, dáng cây thì cao một cách kiêu hãnh và hiên ngang.
Cây có tán lá dạng tháp đặc biệt, thân cao từ 5 – 10 m, thậm chí nếu được ta chăm sóc tốt thì cây có thể cao hơn con số trên. Lá của Cây Hoàng Nam khi còn non thì có màu vàng hơi ngà đỏ nhưng khi lá chuyển già thì chúng sẽ có màu xanh thẫm, thuôn dài, mềm mại. Nếu lá của Cây Hồng Lộc có xu hướng mọc xuôi thẳng lên theo cành thì lá của Cây Hoàng Nam cong xuống theo cành của cây. Lá cây dày đặc che kín hết toàn bộ cành và thân của cây, có hình dạng tháp đặc trưng. Cây Hoàng Nam là cây có lá xanh quanh năm.
Cây Hoàng Nam là Giống Cây Trồng có hoa, hoa của cây có màu trắng mang mùi hương nhẹ thơm mát. Hoa của Cây Hoàng Nam có 4 cánh hoa màu trắng, có 4 đài màu xanh, cây thường ra hoa vào tháng 12 của năm trước và tháng 1 của năm sau. Quả của cây Hoàng Nam có dạng bầu dục màu đen. Cây cũng được trồng làm cây tâm linh trong chùa, đền,… Hơn nữa, Hoàng Nam còn là một loại cây nổi tiếng vì nó gắn liền với truyền thuyết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.
Cây Hoàng Nam có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây phù hợp với khí hậu ẩm ướt, đất trồng tơi xốp và thoát nước tốt. Khi mới trồng cần phải có chế độ che phủ phù hợp. Cây có khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài nhanh và có sức sống bền bỉ.
Cách chăm sóc Cây Hoàng Nam
Hoàng Nam là một giống cây ưa ẩm nên cây sẽ có lượng nước yêu cầu cao hơn những loại cây khác. Hơn nữa, khi chăm sóc Cây Hoàng Nam ta nên lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc để cây có thể sinh trường và phát triển tốt. Bên cạnh đó, để Cây Hoàng Nam phát triển hiệu quả, Bà con cần chú ý đến điều kiện thổ nhưỡng. Hoàng Nam thích hợp với điều kiện đất tơi xốp, và thoát nước tốt.
Bên cạnh đó, đặc trưng lá của Cây Hoàng Nam là rủ xuống, tạo cảm giác cây buồn bã tự nhiên. Vì vậy, chúng khá kén chọn vị trí trồng. Chúng là giống cây thường được trồng ở những hành lang hoặc lối đi dẫn đến nơi có tính chất tôn nghiêm.
Cây Hoàng Nam ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển bình thường là khoảng 20 độ C. Cây ưa ẩm ướt, có điều kiện nhiệt độ bình thường cần tăng cường độ ẩm, cần cố gắng duy trì để đất trong chậu luôn đủ độ ẩm, không được để đất quá khô hoặc ngập úng quá lâu. Đất nên chọn loại đất mùn hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt.
Cây Hoàng Nam ưa bón phân. Vì vậy, bà con cần chú ý bón phân trong thời kỳ sinh trưởng. Tuy nhiên cần bón ít và chia ra làm nhiều lần, không được bón một lượng quá nhiều trong một lần, nếu không sẽ phản tác dụng. Nếu cây ngừng phát triển hoặc sinh trưởng chậm thì phun loại phân kích thích vào mặt lá.
Cây Hoàng Nam thích hợp với nhiều loại đất, đất tơi xốp, thoát nước tốt, không chịu được đất ngập nước. Cây cần nhiều nước, nên tưới nước lên lá và thân cây để làm sạch bụi. Hoàng Nam phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cây phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình là 20 độ C. Cây ưa khí hậu ẩm, Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây, ngoài ra thường xuyên bón phân cho cây.