Cây Ngọc Lan từ lâu đã được dùng làm Cây Bóng Mát trồng trong sân vườn, dọc lối đi dạo, trồng thành hàng trên đường phố hay tạo cảnh quan cho các khu dân cư, khu đô thị, khuôn viên bệnh viện… Cây có lá xanh, hoa đẹp với hương thơm lan tỏa làm cho không khí dễ chịu hơn, thoáng đãng và màu sắc hơn.
Cây Ngọc Lan được rất nhiều người lựa chọn trồng làm Cây Cảnh Quan trong vườn nhà. Bởi giống cây này khá dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, cây vẫn có thể mắc phải một số loại sâu bệnh mà người trồng cần chú ý.
Bệnh Đốm Đen
Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh trên cây còn non, bệnh nặng làm cho lá rụng sớm. Trên lá xuất hiện các đốm màu tím đen, rồi lan rộng thành đốm đen, kích thước 2-3mm, có vân vòng, giữa đốm màu trắng xám và nhiều bột nâu xanh.
Cách phòng trừ: Bạn cần tăng cường quản lí, bón phân hoại (phân hữu cơ, phân chuồng), trước lúc hoa nở bón thêm P, K để xúc tiến sinh trưởng. Vệ sinh cây và quét sạch lá rụng và đốt đi. Vào đầu mùa xuân, bạn phun thuốc Boocđô 1%. Sau đó phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,4o Be hoặc Tuzet 0,1%, cách 10 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần.
Bệnh Đốm Xám
Triệu chứng: Ở ngọn lá và mép lá xuất hiện chấm nhỏ màu vàng rồi màu nâu, lan rộng thành đốm nâu và khô dần. Các đốm khô lõm xuống, ở giữa là màu trắng xanh xung quanh có viền nâu và có nhiều chấm đen trên bề mặt đốm. Bệnh do nấm vỏ bào tử gây ra. Bệnh thường phát sinh từ mùa hè cho đến tháng 10 hàng năm.
Phòng trừ bệnh: Do tính chất Bệnh Đốm Xám cũng giống Bệnh Đốm Đen nên cách phòng trừ của 2 loại bệnh này là như nhau. Bạn có thể tham khảo cách phòng trừ Bệnh Đốm Xám bên trên.
Bệnh Đốm Than
Triệu chứng: Trên lá xuất hiện chấm nhỏ, lớn lên thành đốm nâu tím, giữa đốm màu vàng xám, kích thước 6-10mm, các đốm liền nhau thành đốm lớn. Giữa đốm có vân vòng màu vàng nâu. Trên đốm có chấm nhỏ màu đen. Bệnh phát sinh khi trời nhiều mưa, tháng 6-9, độ ẩm càng cao bệnh càng nặng.
Cách phòng trừ: Bạn cắt bỏ lá bệnh đốt đi, trước bệnh phun Boocđô 1%, sau phát bệnh phun Daconil 0,2% và phun liên tục 2-3 lần cách nhau 10 ngày.
Rệp Đài Loan
Triệu chứng: Hình thành bột trắng xám trên cành lá, chồi non, rệp thường gây hại vào tháng 3, mạnh nhất vào tháng 4,5, tháng 6,7 giảm dần, tháng 8,9 lại gây hại đến tháng 11.
Cách phòng trừ: Phun thuốc Rogor, DDVP, Malathion 0,03% có thể phòng trừ hiệu quả, hoặc dùng chế phẩm Bacillin pha loãng 500 lần.
Rệp Sáp Cockerelli
Triệu chứng: Rệp Sáp Cockerelli sẽ làm lá rụng sớm, rệp đẻ trứng vào cuối tháng 3, cuối tháng 6, cuối tháng 9.
Phòng trừ bệnh: Trong kỳ trứng nở bạn phun thuốc Rogor 0,2%, Furadan; tỉa bớt cành lá quá dày, tăng cường tưới nước và phân để thông thoáng gió, tăng sức chống chịu sâu hại.
Ve Sáp Ngài Trắng
Triệu chứng: Loại sâu bệnh nãy sẽ hút nhựa cành non làm cho cành non sinh trưởng chậm, lá non xoăn lại, cây sinh trưởng yếu. Chúng thường gây hại lúc thời tiết ấm áp vào những tháng đầu năm và khi trời bắt đầu mùa mưa.
Phòng trừ sâu bệnh: Bạn cắt tỉa cành sâu, phun DDVP 0,05% có hiệu quả tốt nhất hoặc Malathion 0,1%.
Ngoài ra, Cây Ngọc Lan cũng có thể bị một số loại sâu bệnh khác như Ngai Đục Gỗ, Sâu Bướm, Bọ Trĩ, Nhện Lá… gây hại. Tùy vào mức độ gây hại của sâu bệnh, bạn liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn và khắc phục kịp thời nhé!