Cây Cao Su được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, khu vực có cao su nhiều nhất là Nam bộ và Tây Nguyên, vùng núi Phía Bắc. Vốn đầu tư cũng như công chăm sóc thấp và đơn giản nhưng lợi nhuận kinh tế mà cây cao su mang lại là rất lớn.
1. Cây Cao Su Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu?
Việt Nam là một trong những nước trồng và khai thác cao su lớn trên thế giới. Cây cao su hiện là nước đứng thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Các tỉnh Miền Nam như Bình Phước, Đồng Nai, Daklak, Gia Lai…được cho là nơi trồng nhiều cây cao su nhất. Với hàng nghìn hec-ta cây su mọc lên nhằm đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ cũng đang phát triển rừng cây cao su.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, loại nhựa mủ này được bán cho các doanh nghiệp và ra nước ngoài với lợi nhuận kinh tế cao. Việc trồng cây và thu hoạch đơn giản, không khó khăn. Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ.
2. Vì sao nói trồng Cây Cao Su là đầu tư khôn ngoan?
Nếu đặt vấn đề trồng cây cho lợi ích kinh tế cao nhất thì đó chắc hẳn là cây cao su được nói đến nhiều nhất. Những năm gần đây, giá xuất khẩu liên tục tăng nên cao su đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao không một loại cây nào bằng. Hơn nữa, vốn đầu tư ban đầu cũng như công sức chăm sóc thấp hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. Cây cao su cũng là cây ít gặp những căn bệnh nhất.
Hiện nay có nhiều nơi đã lên những kế hoạch trồng cao su dài hạn như ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước…. Lợi nhuận kinh tế cây cao su mang lại là rất lớn. Theo nhiều hộ trồng cao su cho biết hàng nằm họ thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nhựa mủ cây cao su nếu giá thị trường ổn định. Dự án trồng cao su lấy mủ, lấy gỗ, một dự án nông nghiệp có nhiều khởi sắc bởi khí hậu đất đai Việt Nam phù hợp cho loại cây trồng này. Theo đánh giá của các chuyên gia cây cao su là mũi nhọn kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo đói ở một số nơi đồng bào miền núi.
Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Không những lợi ích từ nhựa mủ, gỗ từ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ “thân thiện môi trường”, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Với những lợi ích to lớn mà Cây Cao Su mang lại thì hiện nay, trồng cây cao su là đầu tư khôn ngoan nhất cho các họ gia đình, doanh nghiệp tư nhân.