Tầm Vông, Trúc Thái, Trúc Xiêm La, Cây Tầm Vông, Thyrsostachys Siamensis
Cây Tầm Vông
  • Tên phổ thông : Tầm Vông, Trúc Thái, Trúc Xiêm La
  • Tên khoa học  : Thyrsostachys Siamensis
  • Họ thực vật     : Phân họ Tre (Bambusoideae) của họ Hòa thảo (Poaceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ : Đông Nam Á
  • Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp, chủ yếu ở miền nam Việt Nam

A. Đặc điểm hình thái:

  • Thân, tán, lá: Cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m, đường kính 2–7 cm, gần như đặc ruột và rất cứng, không gai. Tầm Vông thường mọc thành bụi dày đặc, những bụi Tre Tầm Vông đường kính 3 – 4m, mỗi bụi từ 20 – 30 cây. Lá Tầm Vông nhỏ, dài 7–14 cm, rộng 5–7 mm.
Tầm Vông, Trúc Thái, Trúc Xiêm La, Cây Tầm Vông, Thyrsostachys Siamensis
Hình ảnh Cây Tầm Vông

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: 

  • Tốc độ sinh trưởng: trung bình
  • Phù hợp với: Tầm Vông là loài tre có khả năng chịu khô hạn khá tốt, nó có thể sinh trưởng tốt ở điều kiện lượng giáng thủy dưới 1.000 mm/năm.
  • Cây Tầm Vông chủ yếu nhân giống bằng hom gốc, nghĩa là chỉ cần chọn cây tre bánh tẻ tách khỏi bụi đem trồng. Ngày nay người ta đã phát triển kỹ thuật nhân giống Tầm Vông mới là chiết cành giúp cho việc nhân giống số lượng lớn dễ dàng hơn.
  • Trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm thì việc trồng Tre Tầm Vông ở các vùng khô hạn, thiếu nước là rất thích hợp và đáp ứng được yêu cầu của tự nhiên. Mặt khác, thị trường đang có nhu cầu lớn về mặt hàng Tre Tầm Vông làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm bàn ghế các vật dụng trong gia đình và vật liệu xây dựng .
  • Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, Tre Tầm Vông còn góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió, cải thiện môi trường, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đặc biệt, lá và thân cây còn được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt cho đất.
Tầm Vông, Trúc Thái, Trúc Xiêm La, Cây Tầm Vông, Thyrsostachys Siamensis
Cây Tầm Vông tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn

>>> ALBUM CÂY TẦM VÔNG

Leave a Reply