Cây dổi mang lại lợi ích kép cho người trồng do có thể thu hoạch cả hạt và gỗ, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao. Cây dổi rất dễ trồng và ít công chăm sóc nhưng bà con cũng cần nắm được quy trình và mô hình trồng cây dổi ghép để đạt được hiệu quả cao.
Tìm hiểu quy trình và mô hình trồng cây dổi ghép
Trong mô hình trồng cây dổi ghép bà con cần chú ý một số yếu tố sau đây:
Thời vụ trồng
Cây dổi ghép có đặc điểm là sức sống khỏe, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều địa hình, khí hậu khác nhau. Thời vụ trồng ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 3- 6 hàng năm; vùng Bắc Trung Bộ từ tháng 10- 11; vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên từ tháng 6-8.
Chuẩn bị cây giống
Cây dổi ghép là cây có gốc thực sinh được ghép mắt từ những cây đã sai quả, sản lượng ổn định. Với những cây này chỉ sau 2,5- 3 năm là người trồng sẽ thu được quả. Nếu đất nghèo dưỡng chất thì phải sau 4 năm mới có quả, với giống cây dổi ghép tỷ lệ đậu quả là 100%.
Chuẩn bị đất trồng
Cây dổi được trồng ở những nơi có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20- 25 độ C, lượng mưa trung bình năm 1500- 2500mm. Chúng thường sống hỗn giao với các loài như ràng ràng, lim xẹt, re, ngát hoặc với xoay, thông nàng, trám, vạng, giẻ. Cây dổi ghép ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, tái sinh hạt tốt, cây non chịu bóng nhẹ.
Kĩ thuật trồng
Mô hình trồng cây dổi ghép ngày càng được nhân rộng và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều bà con. Quá trình thực hiện sẽ có 3 loại cơ bản sau đây:
– Kỹ thuật trồng theo băng phù hợp với những khu rừng nghèo dinh dưỡng, khu rừng non mới phục hồi, rừng thiếu tái sinh.
– Kỹ thuật trồng theo đám phù hợp để áp dụng trên quần thể rừng có diện tích đám trống tối thiểu lad 200m2.
– Kỹ thuật trồng rừng dổi theo quy mô kinh doanh gỗ lớn áp dụng đối với đất rừng sau khai thác, hoặc với trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy.
Chăm sóc cây dổi ghép
- Năm thứ nhất phát quang thực bì, cỏ dại, cây dây leo, kết hợp việc làm cỏ cũng cần xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.
- Năm thứ 2 mỗi năm cần chăm sóc 3 lần, vụ xuân phát cây leo bụi, đầu mùa mưa vun gốc phạm vi 1m, bón phân NPK, cuối mùa mưa phát quang thực bì dây leo và cây bụi.
- Năm thứ 3 cây dổi cần được chăm sóc 2 lần, lần đầu vào vụ đầu xuân cần phát quang thực bì, dây leo và cây bụi xâm lấn; lần thứ 2 cũng với công việc như trên và bón phân NPK.
- Năm thứ 4 chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây dổi ghép thường bị 2 loại sâu hại tấn công là sâu đục nõn và sâu ăn lá. Vì vậy người trồng cần thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thu hoạch sơ chế bảo quản
Bà con có thể thu hạt dổi bằng cách nhặt quả quanh gốc hoặc dùng sào chọc cho quả rụng xuống, quả sau khi phơi khô, tách hạt bảo quản nơi khô ráo.
Trên đây là toàn bộ quy trình và mô hình trồng cây dổi ghép chi tiết. Cây xanh Gia Nguyễn hy vọng đã mang đến cho bà con thông tin hữu ích để áp dụng gặt hái thành công rực rỡ. Cần tư vấn thêm bà con liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÂY XANH GIA NGUYỄN
Văn Phòng: Số 61, Đường số 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
Phone: 02838822270 – Hotline: 0916709468
Email: cayxanhgianguyen@gmail.com