NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CÂY HỒ TIÊU | CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CÂY HỒ TIÊU

Hồ Tiêu là một trong những cây chủ lực của Việt Nam. Hồ Tiêu phân bố khắp cả nước. Dưới đây là những thông tin cần biết về Cây Hồ TiêuCây Xanh Gia Nguyễn chia sẻ cùng bạn.

Cây hồ tiêu, Hạt tiêu, Tiêu, Hồ tiêu, Hoa hồ tiêu
Hồ Tiêu là một trong những cây chủ lực của Việt Nam

Đặc điểm chung của Cây Hồ Tiêu

Cây Hồ Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, cây Hồ Tiêu còn gọi là Tiêu Ăn, Cổ Nguyệt, Hắc Cổ Nguyệt, Bạch Cổ Nguyệt. Cây Hồ Tiêu là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ Tiêu ( Piperaceae) trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hoa Hồ Tiêu là quốc hoa của đất nước.

Cây hồ tiêu, Hạt tiêu, Tiêu, Hồ tiêu, Hoa hồ tiêu
Đặc điểm chung của Cây Hồ Tiêu

Hồ Tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20 – 30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ.

Nguồn gốc của Cây Hồ Tiêu

Hồ Tiêu có nguồn gốc tại các vùng Tây Nam Ấn Độ thời trung cổ. Hồ Tiêu là gia vị quý hiếm do người Veniz độc quyền buôn bán. Năm 1498 người Bồ Đào Nha tìm ra đường thủy tới Ấn Độ và giành độc quyền buôn bán Hồ Tiêu cho đến thế kỷ 17. Sau đó, Hồ Tiêu mới được trồng ở nhiều nước Viễn đông trong đó có Việt Nam.

Cây Hồ Tiêu là cây gia vị, sống nhiều năm, hạt có vị cay, thơm; là cây dây leo thân dài, bám vào các cây, vậy khác bằng rễ. Môi trường sinh trưởng tự nhiên là rừng xích đạo, nóng ẩm quanh năm, cây ưa lặng gió, che bóng, thích hợp với đất pha cát, tơi xốp, sâu, dốc thoải nhiều màu, thoát nước nhanh, lượng mưa thích hợp.

Các vùng có tiềm năng phát triển Hồ Tiêu ở Việt Nam:

Đông Nam Bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Phước, Bà Rịa,…Do đất đỏ có cau cấu cụm, thông thoáng, dinh dưỡng cao, năng suất của đất đỏ.

Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đak Lak, Buôn Ma Thuột,… Khả năng phát triển Tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng hiện đang tranh chấp với Cà Phê, Cao Su.

Đồng Bằng Sông Cửu Long: Phát triển từ năm 1984 – 1985 trở lại đây, chủ yếu vườn nhà mang lại tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc diện ở nơi trồng tiêu.

Công dụng của Cây Hồ Tiêu

Hồ Tiêu là loại cây trồng có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Hồ Tiêu được sử dụng làm gia vị, trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và làm chất trừ côn trùng. Hạt Tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu đã trở thành gia vị được dùng rất phổ biến trên thế giới.

Cây hồ tiêu, Hạt tiêu, Tiêu, Hồ tiêu, Hoa hồ tiêu
Công dụng của Cây Hồ Tiêu

Ngoài tác dụng làm gia vị, Hồ Tiêu còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, đau răng. Theo Đông Y, tiêu vị cay, tính nóng, làm ấm bụng, hạ khí, tiêu đờm, chống cảm lạnh, chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa, ỉa chảy, hen suyễn khó thở, đờm tắc. Tiêu dùng ít thì tăng tiêu hóa, dùng nhiều thì kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn tới xung huyết, gây viêm, đại tiểu ra máu.

Leave a Reply