- Tên phổ thông : Lát Hoa
- Tên khoa học : Chukrasia Tabularis
- Họ thực vật : Xoan – Meliaceae
- Nguồn gốc xuất xứ : Vốn có nguồn gốc từ nhiều nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam
- Phân bổ ở Việt Nam : Cả nước, đặc biệt là miền Bắc.
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Cây có thân thẳng, khi trưởng thành có thể cao 30 m, đường kính thân lên tới cả 100 cm; lá kép lông chim 1 lần chẵn, cuống chung dài 30-40 cm, mang 7-10 đôi lá chét mọc cách hoặc gần đối, dài 10-12 cm, rộng 5-6 cm, hình xoan hay mũi mác, đầu có mũi nhọn.
- Hoa, quả, hạt: Hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có lông; hoa hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, đài có lông, tràng 5 cánh xòe rộng, mép cuốn lại, phủ lông mịn ở mặt ngoài. Quả hình cầu 4 – 5 ô, đường kính 3,5 – 5cm, khi chín nứt thành 4 – 5 rãnh, mùa quả chín tháng 10 – 12.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: tương đối nhanh.
- Phù hợp với: Cây ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất rừng. Mọc tốt trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, đá vôi.
- Lát Hoa cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ và vân gỗ, nên rất được ưa chuộng. Gỗ Lát Hoa được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia dụng và cả đồ mộc mỹ nghệ. Nhựa cây màu vàng trong suốt có thể dùng pha trộn với nhiều loại nhựa khác để sử dụng. Hoa chứa chất nhuộm màu vàng và màu đỏ có thể nghiên cứu làm chất màu thực phẩm. Lá non và vỏ thân chứa khoảng 15-22% ta-nanh có thể tận dụng cho y học hoặc nhuộm sợi vải.
>>> ALBUM CÂY LÁT HOA