- Tên phổ thông : Dó Bầu, Gió Bầu, Trầm Hương, Rà Hương
- Tên khoa học : Aquilaria Crassna, Pierre Ex. Lecomte
- Họ thực vật : Trầm (Thymelaeaceae)
- Nguồn gốc xuất xứ : Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc.
- Phân bổ ở Việt Nam : Rộng khắp, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Dó Bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng. Cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da.
- Hoa, quả, hạt: Hoa thành chùm hay thành tán, nách lá có lông. Quả khô, loại quả nang, hình quả lê có lông lún phún, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Hạt chỉ có một phần chính ở trên dạng nón và phần kéo dài ở dưới, vỏ ngoài hóa gỗ, bên trong mềm.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Cây sống được trên nhiều lọai đất. Thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam, nhất là vùng cao nguyên và đất đỏ Bazan.
- Gỗ cây Dó Bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm Hương, do cây bị một loại bệnh gây ra bởi tác động bên ngoài. Loại gỗ này tỏa ra mùi thơm và khi thả xuống nước thì chìm vì vậy mà có tên là Trầm Hương.