Lâu nay, đi uống cafe, mọi người hay được thấy trên menu xuất hiện món Mủ Trôm giải khát. Đó là sản phẩm của cây Trôm – một loại Cây Lâm Nghiệp cho thu hoạch bằng các đồ uống mát mẻ ngày hè.
Bạn đã hiểu về Cây Trôm
Cây Trôm là loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Hơn nữa, Cây Trôm là loài cây dễ trồng. Bà con nông dân chỉ vất vả lúc cây còn nhỏ, ta cần tăng cường tưới phân cho cây khỏe, vài ngày tưới nước một lần đến khi cây có tán lá thì không cần tưới nước thường xuyên nữa.
Loại cây được nhiều bà con chọn trồng trong vườn nhà, vừa để khai thác lấy Mủ vừa làm trụ cho cây Tiêu hoặc trồng để khai thác gỗ.
Nhận dạng về Cây Trôm
Cây Trôm còn có tên là cây Cốc (vì trái giống cái mõ), cây Gạo (tên gọi ở miền Trung). Có tên khoa học là Sterculia foetida L.. thuộc họ Trôm (Sterculiaceac).
Loài cây này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới. Vì thế, cây có đặc tính ưa sáng, ẩm đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn như Bình Thuận, Ninh Thuận.
Cây Trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng Trôm. Trôm sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24oc – 33oc. Ở nơi có nhiệt độ trung bình tháng từ 20oC Trôm sinh trưởng quanh năm. Lượng mưa trung bình năm từ 600mm trở lên. Độ ẩm không khí trên 70 %.
Đặc tính Cây Trôm sống được trên các vùng đất núi khô cằn, nắng hạn, riêng trên đất khô cằn nắng hạn thì Trôm trồng khoảng 5-7 năm tuổi bắt đầu khai thác. Cây Trôm lớn cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 1 cây cho khoảng 1 – 1,5kg/cây.
Một số giống Trôm tại Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 25 loài Trôm khác nhau, với một số giống Trôm điểm hình như: Trôm Quạt (sterculia hypochrea Pierre, cho mủ màu xanh vàng, có ở Biên Hòa. Trôm Thon (sterculia lanceolata) còn gọi là Cây Sảng, Sang Sẽ, có từ Hòa Bình vào đến Cà Ná. Trôm Hôi (sterculia foetida L.) có hoa vào khoảng tháng 4, hoa rất thối nên có tên là Trôm Hôi, phân bố từ Đà Nẵng trở vào miền Nam.