Me Tây là một loại cây thường được dùng làm cây che bóng mát trang trí khuôn viên và khai thác lấy gỗ. Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ nhiệt tới và cây du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc.
Tại Việt Nam Cây MeTây còn có tên gọi khác là cây Mưa, cây Muồng Ngủ, Cây Còng, Cây Muồng Tím…cây có thể rất đẹp, tán rộng và hoa mùi thơm nên rất được ưa chuộng làm cây công trình cảnh quan.
Me Tây được trồng ở đâu?
Hiện ở nước ta cây đang được trồng rộng rãi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết, Phan Rang…
Cây Me Tây có tốc sinh trưởng cực nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi; cây phù hợp với đa số các loại đất, có thể chịu được đất chua với độ pH từ 3,5; cây có khả năng chịu hạn rất cao, lượng mưa thích ứng từ 600–3000 mm. Vì thế mà Me Tây sau khi du nhập vào Việt Nam được trồng khắp các vùng miền.
Ngay cả những vùng miền có lượng mưa hàng năm thấp dưới 600mm như Ninh Thuận thì Cây Me Tây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt với khả năng chống chịu với gió bão tốt, Cây Me Tây còn được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển đặc biệt là Đà Nẵng để làm hàng rào chắn gió, bão cát.
Me Tây được trồng ở những công trình công cộng
Me Tây là cây gỗ lớn, khi trưởng thành có thể cao từ 15-25m, trong điều kiện thích hợp có thể cho chiều cao đến 50m. Thân cây mập, đường kính thân và tán rất lớn.
Me Tây phân cành nhánh nhiều, tán lá rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm sôi hay hình dù. Đặc biệt vào mùa Hoa Me Tây, cả Cây Me Tây được bao phủ bởi sắc tím nhạt và mùi hương nhẹ nhàng làm say đắm lòng người.
Me Tây được trồng nhiều trong các khu nhà ở, trường học, bệnh viện, công trình, biệt thự trồng để che mát, tạo cảnh rất đẹp. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp trên những tuyến phố có những Cây Me Tây cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở nhiều địa phương trên cả nước.