Kỳ trước Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn đã chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng Cây Bạch Đàn, hẳn bà con đã nắm được những điều cơ bản để tạo thành rừng Bạch Đàn đạt 100% tỷ lệ sống.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu với bà con cách chăm sóc Cây Bạch Đàn sau khi trồng.
Cách chăm sóc Cây Bạch Đàn sau khi trồng
Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây non bị chết, bị gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm bổ sung để đảm bảo tỷ lệ thành rừng 100%.
Chăm sóc Cây Bạch Đàn 3 năm đầu đời
Sau khi trồng thì công việc chăm sóc Cây Bạch Đàn đóng vai trò quan trọng giúp bộ rễ của cây nhanh chóng bám đất và giúp cây phát triển. Vì thế, có thể nói giai đoạn 3 năm đầu sau khi trồng. Các công việc chăm sóc sau trồng cụ thể là: làm cỏ, xới gốc, bón phân, tưới nước, tỉa bỏ cành, theo dõi sâu bệnh…
Năm đầu chăm sóc 2 lần: Lần đầu sau khi trồng 1-2 tháng, phát thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc với đường kính 80cm. Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì, cắt dây leo, vun xới quanh gốc cây với đường kính 80cm. Cây trồng vụ Thu – Đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11.
Năm thứ 2 chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4 như chăm sóc lần 1 năm đầu. Bón thúc lần đầu 200g NPK (5:10:3) cho 1 gốc. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, vun xới quanh gốc đường kính 1m, tỉa bỏ các cành trong tầm cao 1m. Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì cạnh tranh cây trồng.
Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì trên toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0m, dãy cỏ quanh gốc 1m. Bón thúc lần hai 200g NPK/cây. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì cạnh tranh cây trồng trên toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy sạch cỏ quanh gốc cây.